bet365 english Bấm để vào trang web chính thức

TS. Trịnh Thanh Bình: ‘Tôi được gọi là chuyên gia kinh tế sáng đi bán cá, tối lên giảng đường’

09/06/2022

TS. Trịnh Thanh Bình có 27 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, từng đảm nhiệm nhiều vị trí quản trị và điều hành cao cấp như Trưởng Ban Kiểm soát, Phó Tổng giám đốc, Giám đốc Khối Bán lẻ, Giám đốc Khối Phát triển Kinh doanh thẻ của Ngân hàng Quốc tế (VIB). Song song với việc sáng lập Công ty Cổ phần thực phẩm Đà Giang (DaGiang Foods), TS. Bình hiện là Phó Hiệu trưởng, Chủ nhiệm Khoa Sau đại học, Chủ nhiệm Khoa Quản trị kinh doanh bet365 english , đang hợp tác giảng dạy với nhiều trường như Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại Học FPT.

 

Gặp TS. Trịnh Thanh Bình vào một buổi sáng cuối tháng 5, những áp lực về cuộc phỏng vấn chuyên gia kinh tế tầm cỡ của tôi dường như được trút bỏ khi nhận thấy anh Bình đã chờ sẵn ở Nhà hàng Đà Giang với nụ cười hiền, chất phác. Giữa không khí oi bức của ngày đầu hạ và sự bộn bề của một quán ăn mới đi vào hoạt động, anh Bình say sưa chia sẻ về giấc mơ mang con cá, nông sản tươi sạch của bà con Đà Giang xuống phố.

Không giống với đa số những người đầu tư vào mảng thực phẩm sạch, TS. Trịnh Thanh Bình cho biết anh không phải là người gắn bó với đồng ruộng. Thậm chí, những kiến thức về kỹ thuật nuôi trồng cũng rất xa lạ với chuyên môn của anh.

Nhưng như một cơ duyên không hẹn trước, trong chuyến lên Quỳnh Nhai (Sơn La) giảng dạy TS. Bình có điều kiện tiếp cận, quan sát và nhận thấy vùng rừng núi hoang sơ của Tây Bắc còn rất nhiều tiềm năng để khai thác. Đó là vùng đất của những con người thật thà, hiền hậu, sở hữu văn hóa ẩm thực Tây Bắc mang nét đặc trưng riêng của núi rừng nhưng luôn có sức cuốn hút với du khách phương xa.

Nhớ lại ấn tượng trước vùng nông sản được thiên nhiên ưu đãi, anh Bình không quên những trăn trở khi nhìn thấy những khó khăn của bà con trong việc tiếp cận thị trường dưới xuôi. Theo đó, do quãng đường vận chuyển nông sản từ Quỳnh Nhai về Hà Nội dài đến 400 cây số. Nên dù là một nguồn nguyên liệu tốt, hầu như không có doanh nghiệp nào dám mạnh dạn đầu tư, hỗ trợ bà con mở rộng thị trường. Còn TS. Trịnh Thanh Bình, anh tin mình đã nhìn thấy tương lai ở Quỳnh Nhai.

Như càng thắt chặt hơn mối duyên của anh với đại ngàn, giữa tháng 7/2021, TS. Bình có dịp lên thăm và “kẹt lại” Quỳnh Nhai gần 3 tháng liền do dịch COVID-19. Tuy là sự cố ngoài ý muốn nhưng đây chính là thời gian anh Bình có cơ hội hòa nhập với cuộc sống trên bán đảo Đà Giang – vùng trồng trọt và chăn nuôi chính của Quỳnh Nhai. Anh cũng có điều kiện được trải nghiệm lối sống, sinh hoạt của người dân địa phương để thêm hiểu, thêm yêu vùng đất này.

Trong những ngày tháng tưởng dài mà hóa ra thật ngắn ấy, anh Bình hào hứng tham gia vào việc giám sát các lồng cá và công trình đào hồ nhân tạo chứa nước trên bán đảo. Tá túc trong căn nhà trống hoác được lợp tạm bằng mái tôn cũ kỹ, điều kiện sinh hoạt có thể nói trái ngược hẳn với đời sống phố thị vốn có, anh Bình hài hước tả bản thân “đen như củ súng, người thân không nhận ra khi trở về nhà”.

“Gian khổ đấy nhưng 3 tháng kẹt cứng đã giúp tôi tìm ra những người bạn có cùng chí hướng kinh doanh ở Quỳnh Nhai. Chúng tôi đã cùng nhau nghiên cứu, đẩy mạnh mô hình chăn nuôi phát triển kinh tế để giúp người dân nhanh chóng chào bán được những con cá tươi sạch của mình, gia tăng giá trị cho cuộc sống. Càng nhìn vào tiềm năng về nông-lâm-thủy sản của vùng núi địa đầu tổ quốc hùng vĩ này, tôi càng mong biến nó thành nguồn thực phẩm giá trị, bền vững cung cấp cho thị trường dưới xuôi”, TS Bình bộc bạch.

Những nỗ lực của TS. Trịnh Thanh Bình và các cộng sự đã được ghi dấu bằng sự ra đời của Công ty Cổ phần thực phẩm Đà Giang. Ngay từ những bước đi đầu tiên, Đà Giang Food đã xác định sứ mệnh kinh doanh không chỉ đem nguồn thực phẩm sạch từ vùng Tây Bắc đến bàn ăn của mọi nhà, mà còn tạo ra giá trị kinh tế góp phần thúc đẩy xóa đói giảm nghèo cho bà con.

Với tư duy nhạy bén về kinh doanh, anh Bình nhận thấy để sở hữu tấm vé vào thị trường khó tính, sành ăn như Hà Nội thì từ con cá đến mớ rau của vùng hồ sông Đà, Quỳnh Nhai đều phải đạt các quy chuẩn cao về kỹ thuật nuôi trồng cũng như vệ sinh an toàn thực phẩm. Đây là lý do anh tìm tòi, chọn lựa kỹ càng, khuyến khích HTX của mình nuôi trồng theo quy trình VietGAP và luôn kiên định theo đuổi hướng đi này.

Cùng với đó, trong thời gian còn làm việc tại công ty cũ – một ngân hàng quốc tế lớn tại Việt Nam, anh Bình đã cùng doanh nghiệp của mình tài trợ cho nhiều chuỗi cung ứng khép kín từ sản xuất cho đến tiêu thụ sản phẩm. Nên khi đặt ra bài toán cho tính ổn định và phát triển của Đà Giang Food, anh Bình nghĩ ngay đến việc thiết lập chuỗi liên kết chặt chẽ với các HTX nuôi trồng thủy sản vùng lòng hồ thủy điện Quỳnh Nhai, các HTX nuôi trồng thảo mộc, chăn nuôi gia súc gia cầm, chế biến, vận tải hàng hóa, kho bãi từ Sơn La tới Hà Nội. Qua đó, Đà Giang Food xây dựng mô hình theo hướng nuôi trồng, chế biến nông-lâm-thủy sản đạt tiêu chuẩn VietGAP ở khu vực lòng hồ Quỳnh Nhai và bán đảo Đà Giang.

Tuy nhiên, dù sở hữu trong tay nguồn nguyên liệu dồi dào, ngon sạch, giá thành phải chăng và chuỗi cung ứng vận hành nhịp nhàng, anh Bình vẫn vướng phải một vài khó khăn trong giai đoạn đầu gây dựng thị trường cho Đà Giang Food.

Cụ thể, nếu chỉ tiêu thụ trong phạm vi thương hiệu thì chưa ổn do lượng cá tồn đọng sẽ rất nhiều, chi phí nuôi ăn cho 10 vạn tấn cá rơi vào khoảng 20 triệu/ngày. Nếu chào bán vào các siêu thị thì phần đa đều đã có nguồn cung từ trước, số lượng không được nhiều mà cạnh tranh lại khó khăn. Còn đi bỏ sỉ cho các nhà hàng thì anh nhận thấy một số nơi làm ăn không chuẩn, treo biển cá sông Đà nhưng sử dụng sản phẩm pha trộn với các nguồn như cá lăng sông Hồng, cá lăng Trung Quốc.

“Tôi luôn nghĩ tới việc tăng cường đầu ra cho cá lăng Đà Giang nếu không sẽ “gay go to”. Trong kinh tế học, có một khái niệm là nhà đầu tư trực tiếp tham gia vào chuỗi cung ứng, chính từ đây, ý tưởng về một nhà hàng bánh đa – chả cá lăng của Đà Giang Food xuất hiện. Ngoài chả cá là món nhất thiết phải có, tôi đã may mắn tìm được ‘nhân tài’ chế biến món bánh đa cá lăng có một không hai ở thủ đô. Món ăn này đang trở thành thương hiệu hàng đầu hút khách của quán”, anh Bình nói.

Là người sành ăn, từng đi nhiều nơi để tầm sư học đạo, anh Bình cho biết một sư phụ trong “làng ẩm thực” đã bật bí với anh bí quyết rằng: “Để nấu được món ăn ngon thì chỉ có cách là nguyên liệu phải thật ngon”.

Quả thực vậy, anh Bình nhận thấy hiện tại ở thị trường phía Bắc, cá lăng thành phẩm chủ yếu đến từ 3 nguồn là cá nuôi ở hệ thống sông Đà, khu vực hai hồ thủy điện Sơn La, Hòa Bình; cá nuôi ở hệ thống sông Hồng với các trại phân bố ở Hải Dương, Bắc Giang, Yên Sở; cuối cùng là cá thịt nhập về từ Trung Quốc.

Những con cá đến từ biên giới, người tiêu dùng hầu như không có thông tin về nguồn gốc xuất xứ. Còn với cá ở sông Hồng, việc chúng được nuôi trong những đầm phá bị xả thải bởi hệ thống cống công nghiệp và đô thị, nguồn nước không sạch tất nhiên sẽ ảnh hưởng đến độ tươi ngon của con cá. Như vậy chỉ còn cá lăng sông Đà, đặc biệt là cá nuôi ở khu vực thượng nguồn Quỳnh Nhai, Sơn La mới có thể coi là đảm bảo chất lượng thực phẩm vì nguồn nước ở đây không bị ô nhiễm, luôn luôn lưu chuyển và trong xanh quanh năm.

Một lợi điểm khác ở Đà Giang là với thiên nhiên dồi dào, phong phú, những người chăn nuôi cá lăng nơi đây thường bổ sung cho cá những thực phẩm tự nhiên đánh bắt được từ việc kéo vó bè hoặc cho ăn thêm ngô, sắn. Cám cá chỉ sử dụng trong những tháng người dân không bắt được cá bột, cá tép dầu nên càng làm tăng độ tự nhiên, thơm ngon, dẻo bùi cho miếng thịt nơi bàn ăn thành thị.

Khi được hỏi về phản hồi của khách hàng với các món ăn do Nhà hàng Đà Giang cung cấp, anh Bình cười tươi cho biết những người từng đến ăn hoặc gọi ship lần đầu là coi như “bị con cá và đầu bếp của Đà Giang tóm gọn không cho thoát”. Bởi điều làm nên cái ngon của ẩm thực Đà Giang không chỉ ở những miếng cá chắc nịch, không chút mỡ màng do cá được “tập thể dục” hàng ngày trên hồ thủy điện Sơn La mà còn ở chỗ nhà hàng luôn nêm nếm, trân trọng tuyển lựa từng nguyên liệu đầu vào để nấu lên thứ nước dùng thanh ngọt.

Anh Bình hào hứng cho biết: “Phần đa mọi người tới ăn bánh đa cá lăng sẽ húp cạn nước, ăn hết cái. Nước dùng của quán cũng là bí quyết để chúng tôi giữ chân khách hàng khi sử dụng hoàn toàn xương ống lợn trên Quỳnh Nhai. Hàng ngày, đều có nhân viên của Đà Giang Food đi mua gom xương lợn trên các bản rồi cấp đông và vận chuyển về Hà Nội. Bên cạnh xương ống, đầu bếp quán còn dùng thêm xương cá, đầu cá từ nguồn cá phi lê ninh chung cùng sá sùng để tạo ra vị ngọt đặc trưng cho món bánh đa cá lăng”.

Đó là chia sẻ của “chủ nhà”, còn khi được hỏi, những thực khách đang mê đắm trong hương vị núi rừng tại quán đều có chung một nhận định là đã từng đến Nhà hàng Đà Giang thì lần sau rất khó chấp nhận, khó bỏ tiền để đi ăn, mua cá lăng nơi khác. Độ ngon của con cá nơi đây đạt đến sự hòa quyện khéo léo giữa nguyên liệu tươi sạch và gia vị tẩm ướp của vùng Tây Bắc. Một điều đáng kể khác là giá cả phải chăng đến “giật mình” của quý quán.

Hiện tại, ngoài việc bán hai món tủ là chả cá, bánh đa cá lăng, anh Bình đang đưa vào thử nghiệm một cách làm mới, theo đó, nếu khách hàng muốn mua một con cá lăng còn nguyên, đầu bếp của Đà Giang sẽ thay khách sơ chế, chế biến thành 7- 8 món ăn từ cá và ship về tận nhà. Tuy mô hình này vận hành chưa lâu, nhưng phản hồi của thực khách là vô cùng hài lòng.

“Hôm khai trương, một trong số những vị khách tôi mời là một đối tác người nước ngoài vốn rất có tiếng tăm trong lĩnh vực quản lý thương mại, nghỉ dưỡng, khách sạn. Anh ta từng làm việc với rất nhiều tập đoàn lớn tại Việt Nam và quốc tế nên là người cực tinh và sành. Chẳng ngờ sau khi ăn xong và ra về, anh ấy đã viết những dòng rất tâm đắc về món bánh đa cá lăng của quán. Mô tả anh ấy đã thực sự ngạc nhiên và thích thú như thế nào. Tôi cũng từng gặp nhiều khách hàng phản hồi theo cách thức tương tự và với tôi đó là những lời cổ vũ tinh thần rất lớn để tiếp tục chặng đường dài cùng con cá Đà Giang”, TS. Trịnh Thanh Bình chia sẻ.

Bên cạnh việc nuôi cá tạo ra nguồn thực phẩm sạch, mục tiêu của TS. Trịnh Thanh Bình khi đầu tư vào bán đảo Đà Giang còn là mong muốn đưa cây chà là – sản vật của vùng Trung Đông về với vùng rừng núi Sơn La.

Theo anh, chà là là loại cây có giá trị kinh tế cao, nhu cầu của thị trường trong nước, xuất khẩu luôn dồi dào. Một yếu tố quan trọng hàng đầu là loại cây này có thể sống trong vùng khí hậu khô cằn, thích hợp với thổ nhưỡng của vùng núi cao xung quanh hồ thủy điện. Hiện giờ, với phương pháp nhân giống bằng nuôi cấy mô, chỉ sau khoảng 5 – 7 năm, cây chà là sẽ ra hoa, ra quả, mang lại nguồn sinh kế rất tốt cho bà con.

“Ý tưởng này xuất phát từ quan sát thực tiễn của bản thân tôi khi thấy bà con Quỳnh Nhai trồng sắn, ngô mỗi năm một vụ mà kinh tế gia đình, địa phương vẫn eo hẹp quá. Nếu mô hình nuôi trồng chà là ổn định, tôi đã nghĩ đến việc xây dựng một phòng thí nghiệm để nhân giống loại cây này, phủ xanh toàn bộ vùng đồi núi men theo thủy điện Sơn La”, TS. Trịnh Thanh Bình nói.

Hiện anh Bình đã nhập và ươm trồng hơn 1000 cây chà là trên đảo. Dự kiến vào mùa mưa năm nay, các cây con sẽ được “hạ thổ” trồng trên vùng đồi núi của Đà Giang.

Những dự định đầy triển vọng đi ra từ mô hình kinh tế bền vững của Đà Giang Food được TS. Trịnh Thanh Bình cho là sự đúc kết phương châm sống thật thà và tử tế anh luôn theo đuổi. Với anh, nếu hiểu đức tính này cá nhân mỗi người sẽ có được những động cơ và hành động tốt trong đời sống cũng như công việc. Thật thà và tử tế cũng đặc biệt cần thiết đối với những người kinh doanh lĩnh vực kinh doanh thực phẩm.

Cũng theo anh Bình, để thành công phải đi từ cái gốc chất lượng. Dịch vụ chưa tốt có thể học hỏi để cải thiện, còn ngay từ đầu phải đảm bảo chất lượng, làm thực những gì mình nghĩ, không quá chạy theo lợi nhuận. Vì thỏa hiệp trước lợi nhuận sẽ đến lúc phải thỏa hiệp về mặt chất lượng, rất khó phát triển bền vững về lâu dài.

Nguồn: Báo Ngày Nay //bom.so/CiTSRL