Khoa Truyền thông – Phát triển

Ngành Quan hệ công chúng – Khoa Truyền thông Phát triển được thành lập theo Quyết định số 48/QĐ-ĐHNT ngày 03 tháng 09 năm 2018 của Hiệu trưởng bet365 english về việc ban hành chương trình đào tạo các ngành, chuyên ngành hệ đại học chính quy của bet365 english áp dụng từ năm học 2018-2019; Quyết định số 133/QĐ-ĐHNT ngày 12 tháng 11 năm 2019 của Hiệu trưởng bet365 english về việc về việc ban hành chương trình đào tạo các ngành, chuyên ngành hệ đại học chính quy của bet365 english áp dụng từ năm học 2019-2020.

Khoa Truyền thông Phát triển

Mục tiêu đào tạo đầu ra ngành Quan hệ công chúng:

Trong thời đại 4.0, thời đại của công nghệ số với những sản phẩm truyền thông số thì người làm truyền thông đóng vai trò rất quan trọng trong mỗi dự án chiến lược của doanh nghiệp. Chính vì vậy mục tiêu đào tạo đầu ra của trường Đại học Nguyễn Trãi đối với sinh viên PR là phải có khả năng tự sản xuất Content, nắm bắt Trend và định hướng Content để luôn bắt kịp xu thế. PR đóng vai trò “Thổi hồn” cho việc xây dựng và phát triển thương hiệu của doanh nghiệp. Do đó, người làm PR cũng cần phải nắm vững kiến thức về lĩnh vực quảng cáo, truyền thông, P.O.S.M, tổ chức sự kiện, viết tin, bài, kịch bản chương trình…

Quá trình hội nhập ngày càng sâu rộng cùng với sự chuyên môn hóa, phân công lao động ở Việt Nam đang đặt ra nhu cầu cấp thiết đối với phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là yêu cầu đào tạo và phát triển một đội ngũ lao động trẻ có kiến thức và hiểu biết vững vàng về lĩnh vực QHCC, có khả năng xử lý thông tin, khả năng ngoại ngữ cũng như được trang bị các kỹ năng về QHCC chuyên nghiệp để có thể đảm đương một cách hiệu quả các vị trí mà xã hội đặt ra trong quá trình hội nhập.

Về kỹ năng, cử nhân ngành QHCC sẽ có kỹ năng xây dựng, duy trì phát triển quan hệ giữa tổ chức với các nhóm công chúng; tổ chức và lập các kế hoạch truyền thông, quản lý khủng hoảng; kỹ năng viết, biên tập và xuất bản các thông cáo báo chí, các sản phẩm truyền thông khác dưới các loại hình in ấn phát thanh, truyền hình, mạng điện tử và kỹ năng quan hệ với báo chí; có kỹ năng quản lý và tư vấn xây dựng chiến lược QHCC; có kỹ năng giao tiếp, đàm phán, thuyết trình; có kỹ năng đánh giá hiệu quả các hoạt động QHCC.

Chương trình đào tạo ngành QHCC cũng sẽ chú trọng nâng cao năng lực sinh viên về khả năng tư duy chiến lược và tiếp thu kiến thức mới, cập nhật; có khả năng sáng tạo, năng động, dễ dàng thích nghi với môi trường làm việc khác nhau; có khả năng giao tiếp, tháo vát cũng như làm việc độc lập hoặc theo nhóm.

Đồng thời với kinh nghiệm và thế mạnh về đào tạo ngoại ngữ, tin học, giao tiếp truyền thông của Đại học Nguyễn Trãi, ngành phụ Ngoại ngữ và truyền thông đại chúng sẽ rèn luyện cho sinh viên các kỹ năng ngôn ngữ và giao tiếp để giúp họ sau khi tốt nghiệp có thể chủ động sử dụng tốt ngoại ngữ trong các vị trí công tác thực tế.

Sinh viên PR đi thực tế tại Đài tiếng nói Việt Nam

Cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp ngành Quan hệ công chúng:

Những vị trí mà các cử nhân QHCC có thể đảm nhận khá đa dạng, bao gồm: vị trí cán bộ tác nghiệp, xây dựng chính sách PR, tiến hành Tổ chức sự kiện… tại các phòng PR (Quan hệ công chúng) của các cơ quan doanh nghiệp; vị trí nhà truyền thông làm việc tại các tổ chức Truyền thông, báo, đài; hoặc cán bộ nghiên cứu, cán bộ giảng dạy tại các cơ quan nghiên cứu, các trường Đại học và Cao đẳng.

  • Chuyên viên PR: Làm các công việc như phụ trách quan hệ báo chí, quan hệ cộng đồng, tổ chức sự kiện, tổ chức truyền thông nội bộ… tại các cơ quan, doanh nghiệp nhà nước và tư nhân, các tổ chức kinh tế, quốc tế và các tổ chức xã hội, phi chính phủ….
  • Phóng viên, biên tập viên tại các cơ quan báo, tạp chí, hãng thông tấn, đài phát thanh, đài truyền hình và các kênh truyền thông…
  • Chuyên viên phân tích và tư vấn quan hệ công chúng: Đảm nhận các công việc như trợ lí phân tích, lập báo cáo về môi trường truyền thông đối nội, đối ngoại của đơn vị; trợ lí xây dựng và thực hiện chiến lược truyền thông trong kinh doanh, phát triển đội ngũ nhân sự, xây dựng và phát triển thương hiệu. Các bạn sẽ làm việc tại các công ty, tổ chức tư vấn quản trị truyền thông doanh nghiệp, các Bộ và Sở, Ban, Ngành liên quan đến truyền thông.
  • Nghiên cứu, giảng dạy về PR trong các cơ sở giáo dục đại học, tham gia nghiên cứu các vấn đề có liên quan đến truyền thông, quan hệ công chúng, trợ lí giảng dạy; Tương lai có thể trở thành nghiên cứu viên, giảng viên cao cấp, nhà quản lí trong lĩnh vực đào tạo, nghiên cứu về truyền thông và quan hệ công chúng.

Tố chất nào phù hợp với ngành Quan hệ công chúng:

  • Khả năng giao tiếp, năng động, sáng tạo. thích làm việc với đám đông
  • Khả năng ngoại ngữ là một lợi thế giúp bạn nổi bật ở vị trí PR chuyên nghiệp
  • Kiến thức xã hội sâu rộng
  • Khả năng quan sát, phán đoán và xử lý vấn đề tốt
  • Trình độ ngoại ngữ và tin học
  • Không bỏ qua việc chăm chút cho ngoại hình.
Sinh viên PR đi thực tế tại Đài tiếng nói Việt Nam

PHƯƠNG THỨC ĐĂNG KÝ XÉT TUYỂN

+ Tốt nghiệp THPT;
+ Hạnh kiểm xếp loại Khá trở lên;
+ Ngưỡng điểm nhận hồ sơ xét tuyển:

Phương thức 2: Xét theo điểm kỳ thi THPTQG

Dựa vào kết quả học tập của cả năm lớp 12.
Tổng ĐTB các môn học theo khối tổ hợp môn xét tuyển cả năm lớp 12 ≥ 18.0 điểm

Hoặc dựa vào kết quả học tập của 5 HK: HK1, HK2 lớp 10 và lớp 11; HK1 lớp 12 ≥ 90

Phương thức 1: Xét kết quả học bạ THPT

+ Tổng điểm tổ hợp 3 môn xét tuyển ≥ 15.0 điểm

>> Đăng kí xét tuyển Ngành Quan hệ công chúng