Kinh tế và giáo dục là hai mảng tương quan, vừa là phương tiện, vừa là kết quả của quá trình tác động lẫn nhau. Một chính sách và chiến lược phát triển kinh tế đúng đắn sẽ tạo điều kiện vật chất – xã hội để phát triển giáo dục. Và ngược lại, khi giáo dục được chú trọng sẽ tạo ra tiền đề và nguồn lực thúc đẩy sự thành công trong phát triển kinh tế.
Xã hội cần nguồn nhân lực như thế nào?
Tại Việt Nam trong nhiều năm gần đây, dù giáo dục đã và đang được dành nhiều ưu đãi hơn để phát triển nhưng vấn đề “học không đi đôi với hành” vẫn khiến tỷ lệ sinh viên các trường đại học, cao đẳng thất nghiệp sau khi ra trường ngày càng tăng. Theo bà Dương Thị Quỳnh Trang, giám đốc Nhân sự tập đoàn Big C Việt Nam: “Ứng viên bị đánh trượt khi tham gia thi tuyển vào BigC chủ yếu do đào tạo, lộ trình nghề nghiệp không phù hợp với vị trí tuyển dụng. Ứng viên thiếu các tiêu chí mà vị trí tuyển dụng yêu cầu như về chuyên môn, kinh nghiệm, khả năng tư duy, kỹ năng xử lý tình huống và thái độ làm việc”.
Lãnh đạo tại nhiều doanh nghiệp cũng cho biết“không thể phủ nhận ứng viên có học lực giỏi, bằng cấp “đẹp” là một lợi thế so với những người khác- nhưng lợi thế này nằm trong khung đánh giá về tiêu chí kiến thức. Điều quan trọng là 4 yêu cầu khác đi kèm bằng tốt nghiệp đại học như năng khiếu, kỹ năng, đam mê và phong cách làm việc. Tuy nhiên hầu hết nhân sự hiện nay, đặc biệt là nguồn nhân sự mới – sinh viên mới tốt nghiệp đại học, cao đẳng đều thiếu các kỹ năng này.”
Nhận thấy được vai trò và mối liên kết ngày càng khăn khít giữa sự phát triển kinh tế và giáo dục, đặc biệt là vấn đề đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhiều chính sách, phương hướng đào tạo mới đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo, các trường đại học, cao đẳng áp dụng. Trong đó, có mô hình đào tạo “đại học nghề nghiệp ứng dụng” –phương pháp đào tạo theo nhu cầu của người học, đáp ứng mong muốn của xã hội về chất lượng nhân sự cao.
Đại học ứng dụng là gì? Học ở đâu?
Thực tế đã chứng minh, tri thức và năng lực làm việc của người lao động sẽ tác động tới 90% sự thành bại của doanh nghiệp, ảnh hưởng gián tiếp tới tốc độ phát triển của toàn xã hội. Do vậy, đây được coi là lý do vì sao, ở nhiều nước phát triển trên thế giới như Mỹ, Anh, Đức, Singapore,… việc hướng sinh viên các trường đại học theo học các mô hình đào tạo ứng dụng, bám sát thực hành thực sự được chú trọng.
Nói một cách dễ hiểu, thay vì dành thời gian dài để nghiên cứu lý thuyết, việc áp dụng thực tế chỉ được thực hiện sau khi sinh viên tốt nghiệp, thì mô hình đào tạo ứng dụng sẽ giảm tải tới 70% thời gian học lý thuyết hàn lâm của sinh viên, họ sẽ có nhiều thời gian hơn để thực hành.
Đặc biệt ở cấp đại học, thay vì “học đại” một chuyên ngành, lúng túng sau khi tốt nghiệp, trước khi “bước vào cánh cửa đại học” các em học sinh có thể xem xét và lựa chọn ngành học theo mô hình “đại học ứng dụng” để có thể học những gì mình muốn và xã hội cần. Quan trọng hơn, các em sẽ được tiếp cận gần hơn với những ứng dụng khoa học giáo dục toàn cầu để đạt được hiệu quả học tập tốt nhất.
Là trường đại học duy nhất tại Việt Nam được Bộ lao đông Thương Binh và Xã hội cấp giấy phép đủ điều kiện để xuất khẩu lao động tri thức cao, Trường đại học Nguyễn Trãi – NTU (Hà Nội) đang trở thành tâm điểm cho kỳ tuyển sinh đại học – cao đẳng năm 2016.
Tại NTU, ngoài việc là một trong số ít các trường đào tạo theo mô hình “đại học ứng dụng” có kết hợp với khoa học giáo dục – smart university, NTU còn đưa vào phương cách học hoàn toàn mới cho sinh viên. Sinh viên của NTU được tự chủ quyết định lựa chọn học những gì mình cần. Ngoài thời gian lên giảng đường, thực tập tại các cơ quan, doanh nghiêp ngay khi là sinh viên năm I, sinh viên của NTU có thể học và nghiên cứu tri thức mọi lúc mọi nơi thông qua phương pháp đào tạo hiện đại E-learning.
Thay vì mất tới 4 năm hoặc hơn trên giảng đường theo phương pháp đào tạo hàn lâm, sinh viên của NTU chỉ mất khoảng 2-3 năm để hoàn tất chương trình học, nhận bằng cử nhân và ngay lập tức có việc làm sau khi tốt nghiệp.
Với 12 khoa cùng hệ thống ngành học đa dạng như: Tài chính – ngân hàng; Quản trị kinh doanh; Quan hệ công chúng và Truyền thông; Quản trị và kinh doanh Bất động sản; Kiến trúc, Kỹ thuật môi trường,… việc viết lên những ước mơ giờ đây đã sẵn sàng nằm trong tay tất cả các em học sinh khi bước chân vào NTU.
Hiện, NTU đang tiến hành tuyển sinh kỳ học mới hệ đại học và cao đẳng nghề chính quy dành cho tất cả các em học sinh THPT tốt nghiệp 2016 theo hình thức xét tuyển học bạ, dựa vào kết quả học tập 5 học kỳ THPT hoặc kết quả lớp 12.
Theo Dân Trí