Quản trị kinh doanh du lịch
Du Lịch – “ngành công nghiệp không khói” với tốc độ phát triển rất nhanh trong thời gian gần đây kéo theo nhu cầu ngày càng gia tăng về nguồn nhân lực. Theo đó, học QTKD Du lịch trở thành xu thế lựa chọn của khá nhiều bạn trẻ bởi tính chất năng động và có rất nhiều cơ hội việc làm. Tuy nhiên, đây là một ngành còn khá mới nên nhiều bạn vẫn chưa hiểu rõ về ngành học này. Chúng ta cùng tìm hiểu kỹ hơn về ngành Quản trị kinh doanh Du lịch qua bài viết dưới đây.
Ngành Quản trị kinh doanh Du lịch là gì?
Ngành Quản trị kinh doanh Du lịch là là bạn học quản trị kinh doanh chuyên sâu trong lĩnh vực Du lịch.
Đây là ngành nghề đòi hỏi sự năng động tối đa, bao gồm quá trình quản lý và điều hành liên quan đến du lịch; chịu trách nhiệm phân công, đôn đốc cho các hướng dẫn viên du lịch; nhận thông tin để phối hợp với các bộ phận, cơ quan chức năng giải quyết những phát sinh trong lĩnh vực du lịch; Quản lý và tổ chức các hoạt động của khách sạn một cách hiệu quả và hợp lý: lên kế hoạch làm việc cụ thể, khoa học cho từng bộ phận và phân công, đôn đốc nhân viên thực hiện đúng kế hoạch; lập các báo cáo kết quả tài chính, lập ra quy tắc trong việc quản lý nhân sự, quản lý tỷ lệ phòng bán ra và phòng còn trống, quản lý việc chế biến thực phẩm…
Mục tiêu đào tạo:
- Áp dụng vững vàng các kiến thức cơ bản về pháp luật, kinh tế xã hội và quản trị kinh doanh; kiến thức chuyên sâu về các hoạt động trong doanh nghiệp dịch vụ du lịch như hoạch định, quản trị tài chính, quản trị marketing,… Bên cạnh đó là hiểu biết về hoạt động nghiệp vụ trong các doanh nghiệp du lịch như quản trị khách sạn, quản trị lữ hành, quản trị điểm đến, nghiệp vụ kinh doanh khách sạn nhà hàng du lịch và nghiệp vụ hướng dẫn du lịch.
- Nắm vững các kỹ năng nghiệp vụ đặc thù của ngành Du lịch như Nghiệp vụ Hướng dẫn, Nghiệp vụ Sale Du lịch, Nghiệp vụ Điều hành, Nghiệp vụ Lễ tân, Nghiệp vụ pha chế,… cùng những kỹ năng Hoạt náo, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng nắm bắt tâm lý du khách,…
- Bên cạnh khối kiến thức chuyên môn, sinh viên được trang bị thêm các kỹ năng thiết yếu như ngoại ngữ, tin học và các kỹ năng mềm như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng đàm phán, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng quản trị bản thân,…
Vì sao nên học Quản trị kinh doanh Du lịch tại NTU:
- Mô hình đào tạo Đại học ứng, dụng với 70% thực hành, 30% lý thuyết;
- Đội ngũ thầy cô giảng viên phần lớn đến từ doanh nghiệp lữ hành và các hệ thống khách sạn lớn với kinh nghiệm thực chiến cao;
- Học tập với phương châm ‘Học là phải đi, Đi là để học’, mỗi môn học đều có những buổi/chương trình học tập thực tế tại các địa điểm du lịch, khách sạn, nhà hàng, công ty du lịch,..
- Cơ sở vật chất dạy và học theo mô hình Văn phòng doanh nghiệp, được trang bị 100% máy lạnh, tivi/màn chiếu, internet – wifi chất lượng cao,…
- Sĩ số lớp học nhỏ, khoảng 30-50 sinh viên/lớp, tạo sự thân thiện và hiệu quả trong giảng dạy và học tập;
- Học tập các môn học rất vui nhộn và bổ ích như: Kỹ năng hoạt náo và teambuiding, Văn hóa ẩm thực, Nghiệp vụ pha chế, Lịch sử Văn minh thế giới, Lễ hội truyền thống Việt Nam,...
- Cơ hội tham gia chương trình thực tập tạo nguổn Vinpearl Tranee tại hệ thống các khách sạn đẳng cấp của Vinpearl trên toàn quốc.
- Cơ hội được giới thiệu việc làm thêm, thực tập ngay từ năm 2 tại các công ty Du lịch, nhà hàng, khách sạn tại Hà Nội với những công việc như: Phụ tour, Hướng dẫn viên, Sale tour, nhân viên phục vụ,…
- Chuẩn ngoại ngữ đầu ra: Giao tiếp thành thạo 2 ngoại ngữ trong số 3 ngoại ngữ phổ biến hiện nay tại Việt Nam là tiếng Anh, tiếng Nhật và tiếng Hàn.
- Được trang trang bị 4 nhóm kỹ năng mềm thiết yếu cho thời đại hội nhập: Các kỹ năng phát triển năng lực tư duy; Các kỹ năng phát triển năng lực quản trị bản thân; Các kỹ năng phát triển năng lực lãnh đạo; Các kỹ năng phát triển năng lực xã hội.
- Cơ hội tham gia chương trình thực tập sinh hưởng lương tại Nhật Bản và Singapore từ 6 tháng đến 1 năm.
Cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp:
Nghị quyết Đại hội IX của đảng đã xác định “phát triển Du lịch thực sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước”. Vì vậy trong nhiều năm qua Du lịch được chú trọng đầu tư và phát triển, kéo theo tốc độ tăng trưởng luôn ở mức rất cao.
Theo thống kê của Tổng cục Du lịch (Bộ Văn hóa – Thể thao – Du lịch), mỗi năm toàn ngành Du lịch cần thêm gần 40.000 lao động. Tuy nhiên, lượng sinh viên chuyên ngành này ra trường chỉ khoảng 15.000 người/năm, trong đó chỉ có hơn 12% có trình độ cao đẳng, đại học trở lên. Chính nhu cầu cao về nhân lực đã tạo ra cơ hội lựa chọn việc làm phong phú cho các cử nhân ngành Quản trị kinh doanh Du lịch với mức lương khởi điểm hấp dẫn, khoảng 5-15 triệu đồng/tháng cùng với chế độ ưu đãi tốt.
> Giải mã thực trạng nguồn nhân lực ngành Quản trị kinh doanh Du Lịch
Sinh viên tốt nghiệp ngành Quản trị kinh doanh Du lịch có thể tự tin làm việc tại các vị trí sau:
- Hướng dẫn viên du lịch hoặc chuyên viên phụ trách các bộ phận lưu trú, tiếp thị, chăm sóc khách hàng, tổ chức hội nghị – sự kiện; quản trị – điều hành – thiết kế tour, bán vé máy bay, tại các công ty trong và ngoài nước hoặc các tổ chức phi chính phủ;
- Nhân viên lễ tân, nhân viên buồng phòng, nhân viên phục vụ,…hoặc chuyên viên kinh doanh tại khách sạn, nhà hang, khu vui chơi giải trí; quản lý khách sạn, quản lý nhà hàng, giám đốc điều hành khách sạn; trưởng bộ phận điều phối nhân sự trong khách sạn.
- Chuyên viên tại các Sở, ban, Ngành về Du lịch
- Nghiên cứu, giảng dạy về du lịch tại các cơ sở đào tạo, viện nghiên cứu,…
- Nếu bạn mạnh dạn và tự tin bạn hoàn toàn có thể khởi nghiệp (Start-up) với công ty, văn phòng du lịch của riêng mình.
> Quản trị kinh doanh Du Lịch – ngành học nhiều cơ hội việc làm
> Sinh viên ngành Quản trị kinh doanh Du lịch ra trường làm gì?
> Học Quản trị kinh doanh Du lịch ra trường làm những công việc gì?
Bạn có phù hợp với ngành này:
- Bạn là một người đam mê Du lịch, thích đi nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều người và tìm hiểu nhiều nền văn hóa.
- Bạn là người năng động, nhiệt huyết, hoạt ngôn và có khiếu hài hước.
- Bạn là người ham học hỏi, có khả năng ghi nhớ kiến thức chuyên môn tốt.
Nhằm mang đến cho thí sinh nhiều cơ hội học tập ngành học đầy triển vọng này, bên cạnh xét điểm thi Tốt nghiệp THPT Quốc gia, Đại học Nguyễn Trãi còn áp dụng hình thức Xét tuyển học bạ THPT đối với khối ngành Quản trị kinh doanh Du lịch. Với hình thức xét tuyển theo học bạ THPT, thí sinh cần đảm bảo hai điều kiện: Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương; tổng điểm trung bình năm lớp 12 của 3 môn trong tổ hợp môn dùng để xét tuyển đạt từ 18.0 hoặc dựa vào kết quả học tập của 5 học kỳ: HK1, HK2 lớp 10 và lớp 11; HK1 lớp 12 ≥ 90. Xét tuyển ngay tại đây.
- Tổ hợp xét tuyển:
- A00 (Toán, Vật lý, Hóa học).
- A01 (Toán, Vật lý, Tiếng Anh).
- A03 (Toán, Vật lý, Lịch sử).
- A07 (Toán, Lịch sử, Địa lý).
> Cần làm gì để trúng tuyển ngành Quản trị kinh doanh Du lịch?