Ngành công nghệ thông tin
Công nghệ thông tin (CNTT) là một trong những ngành rất phát triển hiện nay và là xu hướng phát triển của tương lai bởi nó mang đến sự phát triển vượt bậc cho công nghệ, khoa học kỹ thuật, thay đổi cấu trúc về kinh tế, xã hội trong thời đại 4.0 hiện nay. Với nhu cầu nhân lực ngày một tăng lên, có nhiều cơ hội khi ra trường nên ngành CNTT thu hút không ít bạn trẻ, đặc biệt là những bạn yêu thích máy tính và đam mê công nghệ. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về ngành nghề này, chúng ta cùng tìm hiểu kỹ hơn về ngành Công nghệ thông tin qua bài viết dưới đây.
Ngành Công nghệ thông tin là là gì?
Công nghệ thông tin hay còn gọi là IT (Information Technology) là thuật ngữ bao gồm phần mềm, mạng lưới internet, hệ thống máy tính sử dụng cho phân phối và xử lý dữ liệu cũng như trao đổi, lưu giữ và sử dụng thông tin. Mục đích của khối khoa học tổng hợp liên ngành này là nhằm phát triển khả năng sửa chữa, tạo mới và sử dụng hệ thống các thiết bị và máy tính bao gồm phần cứng, phần mềm để cung cấp giải pháp xử lý thông tin trên nền công nghệ cá nhân, tổ chức có yêu cầu.
Mục tiêu đào tạo:
- Nắm chắc kiến thức nền tảng và chuyên sâu về lĩnh vực công nghệ thông tin để nâng cao tay nghề nhằm phát triển khả năng sửa chữa, xây dựng, cài đặt, bảo trì các phần cứng của máy tính cũng như nghiên cứu và phát triển các ứng dụng phần mềm.
- Có khả năng xử lý các vấn đề về an toàn và bảo mật thông tin mạng, một trong những lĩnh vực quan trọng được quan tâm hàng đầu trên thế giới hiện nay.
- Bên cạnh khối kiến thức chuyên môn, sinh viên được trang bị thêm các kỹ năng thiết yếu như ngoại ngữ, tin học và các kỹ năng mềm như kỹ năng tổ chức, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng làm việc nhóm,… sử dụng hiệu quả các công cụ hiện đại.
Vì sao nên học Công nghệ thông tin tại NTU:
- Mô hình đào tạo Đại học ứng, dụng với 70% thực hành, 30% lý thuyết;
- Đội ngũ thầy cô giảng viên phần lớn đến từ doanh nghiệp với kinh nghiệm thực chiến cao;
- Cơ sở vật chất dạy và học theo mô hình Văn phòng doanh nghiệp, được trang bị 100% máy lạnh, tivi/màn chiếu, internet – wifi chất lượng cao,…
- Sĩ số lớp học nhỏ, khoảng 30-50 sinh viên/lớp, tạo sự thân thiện và hiệu quả trong giảng dạy và học tập;
- Học tập các môn học hấp dẫn nắm bắt xu thế mới như: Trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence)-AI, Công nghệ xử lý Big Data, Công nghệ điện toán đám mây , An toàn bảo mật hệ thống thông tin,….
- Chuẩn ngoại ngữ đầu ra: Giao tiếp thành thạo 2 ngoại ngữ trong số 3 ngoại ngữ phổ biến hiện nay tại Việt Nam là tiếng Anh, tiếng Nhật và tiếng Hàn.
- Được trang trang bị 4 bộ kỹ năng mềm thiết yếu cho thời đại hội nhập: Các kỹ năng phát triển năng lực tư duy; Các kỹ năng phát triển năng lực quản trị bản thân; Các kỹ năng phát triển năng lực lãnh đạo; Các kỹ năng phát triển năng lực xã hội.
- Cơ hội tham gia chương trình thực tập sinh tại Nhật Bản và Singapore từ 6 tháng đến 1 năm.
Cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp:
Theo thống kê của Bộ Thông tin – Truyền thông, hướng quy hoạch nhân lực quốc gia đến năm 2020, Việt Nam cần 1 triệu lao động trong lĩnh vực công nghệ thông tin, nhu cầu nhân lực ngành này mỗi năm tăng 13%. Mặt khác, một “ưu ái” của thị trường lao động đối với ngành này là: thực tế các cuộc khủng hoảng kinh tế gần đây đã chứng minh, nhân lực ngành Công nghệ thông tin là một trong những ngành ít chịu ảnh hưởng nhất.
Sinh viên tốt nghiệp ngành Công nghệ thông tin có thể làm việc trong các công ty, xí nghiệp, trường học, bệnh viện, các tổ chức, hiệp hội,… liên quan đến các lĩnh vực phát triển, sản xuất, lắp ráp, sửa chữa trang thiết bị phần cứng, chuyên thiết kế, triển khai các giải pháp tích hợp về phần cứng và phần mềm và cả những vấn đề về an ninh mạng như virut, hacker,… Thậm chí, bạn có thể là một chuyên gia IT tự do, hình mẫu ngày càng được ưa thích, làm việc độc lập, không phụ thuộc vào bất kỳ cơ quan, tổ chức nào hoặc có thể cùng một số đồng nghiệp khác lập ra một nhóm hay một công ty, một Start Up công nghệ của riêng mình.
Cụ thể, tốt nghiệp ngành Công nghệ thông tin, bạn có thể đảm nhận các vị trí sau:
- Chuyên viên xử lý nội dung trong các tổ chức, doanh nghiệp;
- Chuyên viên phát triển và ứng dụng CNTT trong các tổ chức, doanh nghiệp;
- Lập trình viên, Lập trình web, lập trình ứng dụng (Lập trình App, Lập trình mobile, Lập trình games, Lập trình VR, AI);
- Chuyên viên quản trị mạng, an ninh hệ thống;
- Chuyên viên quản lý dự án CNTT.
> Học ngành Công nghệ thông tin ra trường làm gì?
Bạn có phù hợp với ngành này:
- Bạn có đam mê với công nghệ thông tin: Đây là tố chất quan trọng nhất. Nếu không có niềm đam mê bạn sẽ không thể sống và làm việc cùng với ngành lâu dài.
- Bạn là người cẩn thận, có tính kiên trì và nhẫn nại có khả năng tự học và tìm tòi.
- Bạn có năng ngoại ngữ: Nếu là người không giỏi ngoại ngữ thì bạn cần đầu tư vào học tiếng Anh ngay bây giờ. Bởi công nghệ thông tin mang tính toàn cầu và muốn đọc hiểu được tài liệu liên quan thì học tiếng Anh rất quan trọng.
Nhằm mang đến cho thí sinh nhiều cơ hội học tập ngành học đầy triển vọng này, bên cạnh xét điểm thi Tốt nghiệp THPT Quốc gia, Đại học Nguyễn Trãi còn áp dụng hình thức Xét tuyển học bạ THPT đối với khối ngành Công nghệ thông tin. Với hình thức xét tuyển theo học bạ THPT, thí sinh cần đảm bảo hai điều kiện: Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương; tổng điểm trung bình năm lớp 12 của 3 môn trong tổ hợp môn dùng để xét tuyển đạt từ 18.0 hoặc dựa vào kết quả học tập của 5 học kỳ: HK1, HK2 lớp 10 và lớp 11; HK1 lớp 12 ≥ 90. Xét tuyển ngay tại đây.
- Tổ hợp xét tuyển:
- A00 (Toán, Vật lý, Hóa học).
- A01 (Toán, Vật lý, Tiếng Anh).
- D01 (Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh).
- C04 (Ngữ văn, Toán, Địa lý).