bet365 english Bấm để vào trang web chính thức

Giải mã thực trạng nguồn nhân lực ngành Quản trị kinh doanh Du Lịch

08/03/2022

Tốc độ phát triển của ngành du lịch thời gian gần đây kéo theo nhu cầu ngày càng gia tăng về nguồn nhân lực. Những con số về lượng khách du lịch không ngừng gia tăng trong những năm qua không chỉ là tín hiệu vui cho nền “công nghiệp không khói” này mà đằng sau đó còn là một mối lo lớn, bởi nguồn lực của ngành đang rơi vào tình trạng không chỉ thiếu mà còn rất yếu… 

Báo động “đỏ” về sự khan hiến nhân lực ngành Du lịch:

Việt Nam có nhiều tiềm năng để phát triển ngành du lịch cả về điều kiện tự nhiên lẫn văn hóa. Ngành du lịch Việt Nam có tốc độ tăng trưởng rất mạnh và tổng doanh thu năm 2018 đạt  620.000 tỷ đồng, tăng hơn 109.000 tỉ đồng so với 2017, đóng góp ≈ 10% GDP. Hầu hết các địa phương đều triển khai nhiều hoạt động  hấp dẫn, thu hút sự quan tâm của lượng lớn du khách quốc tế. Với lượng khách liên tục tăng trưởng cao, trong năm 2019 tới, ngành du lịch VN kỳ vọng sẽ đón 103 triệu lượt khách, “về đích” trước kế hoạch một năm so với mục tiêu đưa du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn trong Nghị quyết 08 của Bộ Chính trị.

 

Với tốc độ tăng trưởng, đầu tư, thu hút du khách… của du lịch Việt Nam hiện nay, dự đoán đến năm 2020 sẽ cần đến 2,5 triệu lao động làm trong ngành này. Theo Tổng cục Du lịch, hiện tại, cả nước có trên 2 triệu lao động du lịch, chiếm khoảng 3% tổng lao động cả nước; trong đó chỉ 42% được đào tạo về du lịch, 38% được đào tạo từ các ngành khác chuyển sang và khoảng 20% chưa qua đào tạo chính quy mà chỉ được huấn luyện tại chỗ. Chính vì thế, số lao động có chuyên môn, kỹ năng cao vừa thiếu vừa yếu nhưng số lao động chưa đáp ứng yêu cầu lại dư thừa.

(Nguồn Báo điện tử VietnamNet)

Mỗi năm, các trường đào tạo chuyên ngành về du lịch chỉ đáp ứng được 60% nhu cầu của ngành, dẫn đến tình trạng thiếu trầm trọng nguồn nhân lực du lịch. Ông Nguyễn Hữu Thọ, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam, cho biết: Tiềm năng của du lịch Việt Nam vượt trội hơn so với các nước trong khu vực. Dự báo thời gian tới tốc độ tăng trưởng kể trên, nguồn lao động chất lượng cao Quản trị kinh doanh Du lịch sẽ bị “săn đón” quyết liệt; đầu ra từ các trường đào tạo chuyên ngành du lịch gần như không đủ cung cấp cho thị trường thời điểm này và cả những năm sắp tới.

Nguồn nhân lực ngành du lịch: thách thức về sự chuyên nghiệp:

Sự chuyên nghiệp trong chương trình đào tạo ngành du lịch hiện nay quả là một thách thức lớn! Chuyên nghiệp về kỹ năng nghiệp vụ, trình độ ngoại ngữ, tác phong, thái độ, đạo đức nghề nghiệp, trách nhiệm xã hội…

Đánh giá về nguồn nhân lực hiện nay, tổng giám đốc một khách sạn 5 sao tại trung tâm TPHCM nhận xét: Nhiều nhân viên dù được đào tạo dài hạn ở các trường đại học, cao đẳng… nhưng khi được tuyển dụng làm việc tại các doanh nghiệp du lịch đều phải mất thời gian và chi phí để đào tạo lại hoặc đào tạo bổ sung kỹ năng, ngoại ngữ. Ông phân tích thêm ở nước ngoài, thời lượng giữa học lý thuyết và thực hành là 50-50, tương đương với 24 tháng thực tập trong môi trường thực tiễn. Trong khi ở Việt Nam chỉ có 2 kỳ thực tập trong vòng 4 tháng nên học viên thiếu hẳn kỹ năng tác nghiệp. Đó là chưa kể nhiều trường đào tạo không có tên tuổi, không thể liên kết với những công ty du lịch, khách sạn có sao, có hạng nên chỉ gửi sinh viên đến thực tập tại những nơi không đạt chuẩn. Vì thế, chất lượng đào tạo nguồn nhân lực du lịch không nhất quán, không đạt chuẩn.  Có thể nói gần như 90% sinh viên ngành khách sạn ra trường đều không có kỹ năng chuyên nghiệp.

Sinh viên QTKD Du lịch NTU học thực tế tại Doanh nghiệp

Khó khăn nhất của ngành du lịch hiện nay là thiếu nguồn nhân lực đáp ứng đủ yêu cầu về ngoại ngữ: có tới 30%-45% hướng dẫn viên du lịch, điều hành tour và 70%-80% nhân viên lễ tân nhà hàng không đạt chuẩn ngoại ngữ vì tiêu chuẩn đầu ra của các trường đào tạo đều nằm dưới chuẩn. Trình độ ngoại ngữ yếu, kỹ năng nghiệp vụ còn thiếu đã hạn chế các đơn vị du lịch khai thác hết được nguồn lợi du lịch từ khách nước ngoài. Mặt khác, nếu không giỏi ngoại ngữ, những nhân viên trong ngành du lịch cũng khó hoàn thành tốt nhiệm vụ và phát triển nghề nghiệp chuyên môn, không thể giúp khách du lịch hiểu tường tận về văn hóa Việt và quảng bá hình ảnh đất nước ra bên ngoài. Hiện nay, 30% thị trường khách du lịch nước ngoài cần hướng dẫn viên nói được tiếng Đức, Nhật, Hàn Quốc. Thế nhưng, do không tìm được lao động chuyên ngành đủ trình độ đáp ứng nhu cầu này nên hiện  chúng ta vẫn đang bỏ ngỏ thị trường này.

Nếu bạn đang muốn theo học ngành Quản trị kinh doanh Du lịch, điều quan trọng thiết yếu đầu tiên chính là tìm được Trường đào tạo chuyên nghiệp và uy tín, giúp bạn trang bị đầy đủ ngoại ngữ lẫn kỹ năng nghiệp vụ.

Sinh viên NTU được học Ngoại ngữ ngay từ năm Nhất

Đại học Nguyễn Trãi tiên phong đào tạo ngành Quản trị kinh doanh Du lịch theo hướng Ứng dụng:

Nhà nước đang có những cơ chế, chính sách huy động mọi nguồn lực, tăng đầu tư phát triển du lịch để bảo đảm du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước với mục tiêu hàng đầu là đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao để quản lý và phát triển các doanh nghiệp du lịch lớn, đủ sức cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Và Bộ GD-ĐT  đang khuyến khích tăng số lượng đào tạo trình độ đại học cho nhân lực ngành du lịch, khuyến khích sinh viên ngành khác học văn bằng 2 ngành du lịch để giải quyết vấn đề việc làm… và gắn kết chặt chẽ các cơ sở đào tạo với các doanh nghiệp Du Lịch.

Các tiết học của sinh viên QTKD Du lịch NTU đa phần là học thực hành

Nắm bắt được các yếu tố trên, trường Đại học Nguyễn Trãi hiện là đại học tiện phong đào tạo Cử nhân ngành Quản trị kinh doanh Du Lịch theo mô hình đào tạo ĐẠI HỌC ỨNG DỤNG (70% chương trình đào tạo là Thực Hành) với đội ngũ giảng viên đến từ doanh nghiệp vừa có trình độ chuyên môn vững vàng lẫn kinh nghiệm đào tạo tốt nên hầu hết các tiết học đều là học thực hành cùng với sự khuyến khích sinh viên trải nghiệm môi trường làm việc Thực tế tại các khách sạn, nhà hàng, công ty Du lịch,… có tiếng, qua đó giúp sinh viên ra trường sẽ có nhiều kinh nghiệm chuyên môn đặc để xử lý công việc một cách chuyên nghiệp. Bên cạnh đó, ngay từ năm đầu tiên, sinh viên NTU nói chung và ngành QTKD Du lịch nói riêng đã được trang bị Ngoại ngữ đạt chuẩn đầu ra Quốc tế (với 4 ngoại ngữ Tiếng Anh, Tiếng Hàn, Tiếng Nhật và Tiếng Đức), giúp sinh viên có thêm một hàng trang quan trọng để mở rộng cơ hội nghề nghiệp trong thời đại hội nhập hiện nay.

Đặc biệt, sinh viên ngành QTKD Du Lịch tại Đại học Nguyễn Trãi còn có cơ hội tham gia các chương trình INTERNSHIP – Thực tập sinh tại Nhật Bản, Singapore và Bungari trong các du thuyền, khách sạn, nhà hàng, resort,… đẳng cấp Quốc tế, qua đó giúp các bạn vừa có thể trau dồi Ngoại ngữ lẫn kỹ năng, nghiệp vụ trong môi trường chuyên nghiệp, đẳng cấp.

Sinh viên NTU tham gia chương trình Internship tại Singapore

Nhằm mang đến cho thí sinh nhiều cơ hội học tập ngành học đầy triển vọng này, bên cạnh xét điểm thi THPT Quốc gia, Đại học Nguyễn Trãi còn áp dụng hình thức XÉT TUYỂN HỌC BẠ THPT đối với ngành Quản trị kinh doanh Du Lịch. Xét tuyển ngay tại đây.