bet365 english Bấm để vào trang web chính thức

Chủ tịch Hồ Chí Minh với tinh thần tự học-Nhân kỷ niệm 133 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023)

19/05/2023

Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại – anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa kiệt xuất, người đã cống hiến trọn đời mình vì độc lập của dân tộc, tự do, hạnh phúc của nhân dân, là tấm gương ngời sáng, mẫu mực về  đạo đức cách mạng,  để cán bộ, đảng viên và nhân dân Việt Nam học tập, làm theo.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”. Lịch sử phát triển xã hội loài người đã chứng minh nếu một dân tộc dốt thì dân tộc đó không thể phát triển nhanh và bền vững. Để cho một dân tộc phát triển hùng cường đòi hỏi mỗi người phải không ngừng học tập nâng cao kiến thức, hoàn thiện bản thân. “Xã hội càng đi tới, công việc càng nhiều, máy móc càng tinh xảo. Mình mà không chịu khó học thì lạc hậu, mà lạc hậu thì bị đào thải, tự mình đào thải mình”. Trong học tập, cần kết hợp cả học tập ở trường, ở lớp và tự học.

Tinh thần tự học của Bác Hồ luôn luôn là động lực để Cán bộ, Giảng viên và sinh viên noi theo

Trong những ngày tháng 5 lịch sử, Đảng viên, Cán bộ-Giảng viên, đoàn viên, sinh viên bet365 english kỷ niệm 133 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại là dịp để mỗi người chúng ta với lòng kính yêu và biết ơn vô hạn đối với công lao trời biển, tấm gương đạo đức cách mạng ngời sáng của Người, càng thêm quyết tâm học tập, tu dưỡng và rèn luyện đạo đức cách mạng. Mẩu chuyện ngắn sau đây về tinh thần Tự học của Người sẽ giúp chúng ta cảm nhận hơn về vị cha già kính yêu của dân tộc:

Mùa hè năm 1911, Bác rời Tổ quốc ra đi thực hiện hoài bão giải phóng nước nhà khỏi ách đô hộ của thực dân, điểm đến đầu tiên là nước Pháp, đối với Bác, kể từ thời điểm đó mọi việc từ sinh hoạt hàng ngày, tới công việc, nhằm tìm ra con đường cứu nước, cứu dân đều phải sử dụng tiếng Pháp. Vì thế, nếu không biết tiếng Pháp thì thật là “trở ngại lớn nhất trên con đường tìm đường cứu nước, cứu dân”. Bác đã đặt ra quyết tâm “Nhất định phải học nói, học học viết cho kỳ được” và Bác đã tìm ra được phương pháp học cho riêng mình dù trong hoàn cảnh thiếu thốn, khó khăn.

Le Paria (Người cùng khổ) – Tờ báo cách mạng đầu tiên do Bác Hồ sáng lập.

Ngay khi còn trên chuyến tàu Tàu Amiral Latouche-Tréville sang Pháp (La-tu-sơ Tơ-rê-vin, dưới các tên Văn Ba), mỗi lúc rảnh rỗi, Bác thường tìm đến hai người lính trẻ đi cùng chuyến tàu để học đọc và viết tiếng Pháp. Họ cho Bác mượn những quyển sách nhỏ in tiếng Pháp. Muốn biết rõ về cái gì, muốn biết đồ vật nào đó viết bằng tiếng Pháp như thế nào, Bác đều chỉ tay hỏi. Tối tối sau khi đi làm về, Bác ghi lại những từ mới vào. Học được chữ nào, Bác ghép chúng lại thành câu thực hành ngay.

Ban đầu, Bác tập ghép một vài từ, sau ghép thành đoạn, dần dần Bác tập viết thành từng bài dài. Một thời gian sau, Bác tìm đến các tờ báo của Pháp để xin được viết bài đăng báo. Trong những lần gửi bài, Bác nói với mọi người trong Tòa soạn rằng: “Tôi rất sung sướng nếu bài viết này của tôi được đăng, nhưng dù thế nào cũng xin các đồng chí sửa lỗi tiếng Pháp cho tôi”. Sau mỗi lần bài viết của Bác được đăng báo, Bác vui mừng khôn xiết, và theo chỉ dẫn của những chủ bút Bác vẫn không quên xem lại từng câu từng chữ, xem bài viết của mình đúng sai chỗ nào, Toàn soạn báo đã sửa lại cho mình ra sao? Bác tập viết đi viết lại, khi thì viết diễn giải ra cho dài, lúc là những đoạn ngắn cho súc tích.

Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương mẫu mực về tinh thần tự học để mỗi thế hệ trẻ noi theo

Cứ sau mỗi ngày làm việc, dù công việc bận bịu tới đâu, Bác vẫn tranh thủ đọc vài trang tiểu thuyết, vừa để giải trí, thư giãn đầu óc lại vừa để trau dồi kiến thức. Bác tập viết những bài phóng sự. Sáng nào Bác cũng viết từ 5 giờ đến 6 giờ rưỡi, tới 7 giờ Bác lại bắt tay vào công việc. Dù trời nóng hay rét Bác cũng không nản chí. Thấm thoắt thời gian trôi đi, cho đến năm 1922, Bác đã trở thành chủ bút của tờ báo Le Paria (Người cùng khổ) viết bằng 3 thứ tiếng. Tên báo bằng tiếng Pháp đặt ở giữa, chữ Ả Rập bên trái và bên phải là chữ Hán, tất cả đều do Bác viết.

Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương mẫu mực về tinh thần tự học, lấy tự học làm cốt, làm phương thức chủ yếu để nâng cao trình độ mọi mặt của bản thân. Tự học ở Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trở thành một triết lý nhân văn sâu sắc với một ý chí và quyết tâm bền bỉ, dẻo dai, tinh thần sáng tạo, tranh thủ mọi lúc, mọi nơi để học. Tấm gương sáng của Người là nguồn cổ vũ, nguồn cảm hứng vô tận cho Đảng viên, Cán bộ – Giảng viên, đoàn viên thanh niên và sinh viên bet365 english hôm nay đang cùng cả nước xây dựng xã hội học tập hôm nay.

Đồng chí Lê Văn Phúc-Bí thư Đảng ủy bet365 english

Nguồn:

  • Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Hội nghị lần thứ hai BCH Trung ương Đảng khóa VIII, Hà Nội – 1997.
  • Đảng Cộng sản Việt Nam, Chỉ thị số 50-CT/TW, ngày 24/8/1999 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Khuyến học Việt Nam, Hà Nội -1999
  • Hồ Chí Minh, toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội – 1995,
  • Hồ Chí Minh, toàn tập, tập 6, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội – 1996.
  • Hồ Chí Minh, toàn tập, tập 8, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội – 1996.