Kể về câu chuyện “Doanh nhân binh nhì hiến dâng cho Giáo dục” trước tiên chúng ta hãy cùng tìm hiểu câu chuyện thời trai trẻ của người thầy Hiệu trưởng Đại học Nguyễn Trãi đáng kính – TS Nguyễn Tiến Luận ở mặt trận quân khu 5.
Doanh nhân binh nhì hiến dâng cho Giáo dục, nhà sáng lập hệ thống Đại học Nguyễn Trãi:
Thời trai trẻ của “Doanh nhân binh nhì hiến dâng cho Giáo dục” – TS. Nguyễn Tiến Luận là ở chiến trường, nơi có biết bao đồng đội của thầy đã chiến đấu anh dũng và nằm xuống để đất nước được hoà bình, độc lập. Và với riêng cá nhân thầy, được sống trở về không chỉ là hạnh phúc, mà là cơ hội tiếp tục cống hiến và ước vọng cho mình và cho cả những đồng đội đã hy sinh.
Thời trai trẻ ở mặt trận Quân khu 5, Trở về sau làn mưa bom lửa đạn của chiến tranh, với ước mơ cháy bỏng là được cống hiến, thầy đã được Nhà nước cử sang Đức học, rồi trở về công tác trên các lĩnh vực bảo tàng, báo chí, mỹ thuật. Mặc dù thầy có nhiều cơ hội để phát triển thành nhà quản lý cao cấp nhưng những cuộc triển lãm tranh trong và ngoài nước đã đưa người lính binh nhì thành một doanh nhân thành đạt.
Sau nhiều năm nỗ lực với quyết tâm lớn, ngày 05/02/2008, trường Đại học Nguyễn Trãi – ngôi trường chứa bao tâm huyết và khát vọng của TS. Nguyễn Tiến Luận – chính thức được thành lập. Đây là điều ít ai ngờ tới bởi với một doanh nhân, một tiến sĩ kinh tế như thầy, đầu tư vào nhiều lĩnh vực khác sẽ thu lại lợi nhuận cao hơn nhiều. Nhưng người thầy ấy đã dành tất cả tâm huyết của mình cho các em sinh viên cũng là để tự cho mình thêm một cơ hội góp phần cải thiện, nâng cao nền giáo dục nước nhà, hơn thế là để để thực hiện ước mơ của những người đồng đội ông ở tuổi 18, đôi mươi khi xưa. Đó chính là câu chuyện mà tôi muốn kể về TS. Nguyễn Tiến Luận – “Doanh nhân binh nhì hiến dâng cho Giáo dục”
Thầy từng chia sẻ: “Khát vọng lớn nhất của đời tôi là sống để trả nợ và tri ân đồng đội. Phần thưởng lớn nhất của đời tôi là sinh viên thành đạt. Mong muốn lớn nhất của đời tôi là giúp sinh viên thành công nhanh hơn thầy…”. Có lẽ đây là những lời nói từ trong tim thầy muốn gửi đến những sinh viên của mình.
Lập lên một ngôi trường Đại học đã khó, để phát triển nó “trở thành một trong những trường Đại học đứng đầu của Việt Nam và khu vực” như mục tiêu ngày đầu lập dự án thành lập trường còn khó hơn rất nhiều. Với thầy, trăn trở lớn nhất là làm sao để sinh viên sau khi ra trường 100% đều có việc làm bởi theo thầy: “Đỗ đại học để rồi thất nghiệp, danh giá nỗi gì?”. Thầy cho rằng: việc sinh viên của mình ra trường mà không có việc làm như là một cái tội của người thầy. Bởi vậy, làm thế nào để tìm ra những phương pháp hay, phương pháp tốt nhất giúp sinh viên của mình vững vàng khi bước ra khỏi cánh cổng trường là nỗi niềm băn khoăn chung của nhiều thầy cô.
Mô hình đại học Ứng Dụng “30% lý thuyết, 70% thực hành” mang tầm quốc tế:
Sau nhiều thời gian suy nghĩ với mong muốn tìm ra giải pháp giúp sinh viên của mình nhanh chóng tìm được việc sau khi tốt nghiệp, TS Nguyễn Tiến Luận cùng các thầy cô trường ĐH Nguyễn Trãi đã áp dụng mô hình “Đại học Ứng Dụng – 30% lý thuyết, 70% thực hành” từ năm 2013. Chương trình là sự phối hợp giữa nhà trường với doanh nghiệp trong và ngoài nước để cùng giảng dạy sinh viên, đưa sinh viên đi thực tế tại các doanh nghiệp. Đây là một chương trình được đánh giá là rất hiệu quả, hữu ích cho sinh viên, giúp các em có cơ hội tiếp cận với thực tiễn, trau dồi kỹ năng thực hành. Với việc áp dụng mô hình này, hi vọng lớn nhất của thầy là giúp sinh viên của mình ra trường 100% đều có việc làm.
Phát huy kết quả nổi bật sau hơn 10 năm hoạt động, trong những năm tới, TS Nguyễn Tiến Luận cùng các thầy cô trong BGH nhà trường đã đưa ra những định hướng và mục tiêu mới để nắm bắt xu hướng mới hiện nay là “Tiên phong trong lĩnh vực đào tạo công dân toàn cầu – Cung ứng nguồn nhân lực chất lượng cao cho các doanh nghiệp nước ngoài, đặc biệt là Nhật Bản và Hàn Quốc.
Môi trường học tập tiên tiến hiện đại chuẩn quốc tế.
Để đạt được mục tiêu quan trọng đưa sinh viên hội nhập Quốc tế nói trên, TS Nguyễn Tiến Luận đã và đang đẩy mạnh đầu tư xây dựng môi trường học tập tiên tiến, hiện đại cho sinh viên nhằm mang đến một hệ thống giáo dục đạt chuẩn quốc tế.
Trong những năm vừa qua, trường Đại học Nguyễn Trãi đã không ngừng khẳng định chất lượng đào tạo của mình bằng những thế hệ sinh viên thành đạt. Nhờ đó, các đối tác là các doanh nghiệp, trường Đại học của Nhật Bản, Hàn Quốc đã tin tưởng đầu tư những hạng mục quan trọng cho nhà trường để có một tiết học chuẩn quốc tế như: “ Phòng học thông minh, Tablet, Màn hình thông minh, phòng máy, ứng dụng học tập thông minh…”. Hơn nữa nhà trường cùng các đối tác trong và ngoài nước tiếp tục triển khai nhanh đầu tư xây dựng Đô thị Đại học thông minh quốc tế tại Quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội với quy mô diện tích lên tới 34 ha”.
Sinh viên vươn tầm quốc tế thực tập tại các doanh nghiệp nước ngoài
Để có được sinh viên sánh tầm sinh viên quốc tế thì Ngoại Ngữ là yêu tố tiên quyết. Chính vì vậy trường Đại học Nguyễn Trãi đã đưa ngoại ngữ là yêu cầu số một đối với sinh viên. Sinh viên học tại trường sẽ có thời gian 1 năm tập trung học ngoại ngữ trước khi tiếp cận với kiến thức chuyên ngành. Và học ngoại ngữ còn là bước quan trọng để chuẩn bị cho kỳ thi tuyển vào chương trình thực tập hưởng lương tại Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore bắt đầu từ năm 2 Đại học.
Có thể nói, với những nỗ lực cải tiến chất lượng đào tạo phù hợp thực tế doanh nghiệp và ý thức vai trò chuẩn đầu ra 2 ngoại ngữ: tiếng Anh , tiếng Nhật hoặc tiếng Hàn,… Sinh viên Đại học Nguyễn Trãi được tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để trở thành công dân toàn cầu, sẵn sàng hội nhập Quốc tế.
Sinh viên của trường trở thành thực tập sinh của các doanh nghiệp lớn tại Nhật Bản, Hàn Quốc và Singapore ngay từ năm hai là minh chứng cho sự hội nhập của sinh viên Đại học Nguyễn Trãi với sinh viên quốc tế. Hàng ngàn sinh viên của trường du học tại Nhật Bản, Hàn Quốc cũng cho thấy mối liên kết chặt chẽ của nhà trường với các đối tác nước ngoài là những trường Đại học có danh tiếng. Mở ra cơ hội du học không mất phí với nhiều nguồn chính sách học bổng lên tới 100% do các trường Đại học, doanh nghiệp của Nhật Bản, Hàn Quốc và Singapore tài trợ.